Tổng quan Đấu vật Mông Cổ

Một đô vật Mông Cổ

Các trận đấu của người Mông Cổ thường được tổ chức trên bãi đất trống được trải sỏi. Môn thể thao này không có hạng cân nên những đô vật nhỏ hơn không có lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ đối đầu với những người đàn ông to gấp nhiều lần so với mình. Đô vật sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau để nắm bắt, kéo, đẩy, nâng, quật ngã đối thủ nhưng không được kéo đối phương từ phía sau, không làm tổn thương mặt, không đánh vào mắt, tai, bụng, không túm tóc. Điều này được phát triển dựa trên nền tảng sức mạnh vốn có của người Mông Cổ và có nhiều nét giống Judo hoặc Sumo.[5] Thông thường các đội quân Mông Cổ từ xưa đến nay vẫn tập luyện môn vật bên cạnh những sở trường khác như bắn cung, cưỡi ngựa hay đánh giáp lá cà, càng về sau, vật ở Mông Cổ càng phát triển và ở các cuộc chiến đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp thì chiến binh Mông Cổ tỏ ra áp đảo so với các đối thủ. Không chỉ phục vụ chiến đấu, vật còn trở thành môn thể thao đặc biệt được ưa chuộng cả với binh lính và dân thường.[6]

Đấu vật Mông Cổ được coi là một trong ba kỹ năng mà đàn ông Mông Cổ phải có. Hai môn thể thao còn lại để chứng minh nam tính là bắn cung (cung liên hợp) và môn cưỡi ngựa. Hằng năm, lễ hội Naadam được tổ chức vàng ngày 11 và ngày 12 tháng 7. Truyền thống này nhằm tưởng nhớ những công vinh to lớn của Thành Cát Tư Hãn. Lễ hội Naadam thu hút rất nhiều các đô vật đến từ các thành phố khác nhau của Mông Cổ sẽ đến tranh tài.[7] 512 đô vật sẽ tham gia 9 vòng đấu. Sau 9 vòng loại, người chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được tiền bạc, danh sự và sự tôn trọng.[8] Ngày nay, đấu vật, cưỡi ngựa và bắn cung vẫn là những môn thể thao quốc gia của Mông Cổ, được tổ chức thi đấu tại lễ hội Nadaam vào mỗi mùa hè.[9][10] Tại thời điểm này, khi du lịch Mông Cổ thì du khách cũng thường được thưởng thức màn đấu vật Mông Cổ.[11][12]

Do vật cổ truyền Mông Cổ không được thi đấu rộng rãi trên thế giới nên sau này, nhiều võ sĩ vật Mông Cổ đã biến tấu các kĩ năng để thi đấu ở môn SumoJudo. Trong thánh địa của võ đài Sumo ở Nhật, người Mông Cổ đã tỏa sáng. Hiện tại, ba ngôi Yokozyna đều là những người gốc Mông Cổ.[6] và trong 20 năm qua, chỉ có một người Nhật Bản là Kisenosato Yutaka (sinh năm 1986), được thăng cấp lên Yokozuna (vào năm 2017). Các nhà tuyển dụng Nhật Bản rất thích người Mông Cổ và thấy rằng phần lớn các kỹ năng đấu vật của họ có thể được ứng dụng sang Sumo. Mặc dù các đô vật Sumo có xu hướng nặng trung bình khoảng 135 kg, nhưng nhiều người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể là 20%. Các nhà tuyển dụng thích chọn những đô vật Mông Cổ gầy, cơ bắp hơn là những tuyển thủ đã béo sẵn. Bằng cách này, sau khi vào chuồng ngựa họ sẽ tăng cân dựa trên một khung thể thao rắn chắc.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu vật Mông Cổ https://www.vothuat.vn/vo-thuat-cuoc-song/mon-vo-g... https://www.vothuat.vn/uncategorized/vo-vat-mong-c... https://vnexpress.net/le-hoi-lon-nhat-mong-co-khon... https://vnexpress.net/cong-chua-tung-dau-vat-voi-1... https://www.bienphong.com.vn/naadam-%E2%80%93-khon... https://thoidai.com.vn/dac-sac-le-hoi-nadaam-cua-n... https://toquoc.vn/ve-dep-mong-co-trong-van-hoa-du-... https://baoquangninh.vn/bi-quyet-du-lich-mong-co-m... https://baotintuc.vn/the-gioi/vi-sao-nguoi-mong-co... https://danviet.vn/nang-cong-chua-nao-dau-vat-voi-...